7 cách kiểm tra thang máy tại nhà: Đơn giản, hiệu quả, áp dụng ngay!
Một số sự cố thang máy như cửa không đóng chặt hay nút bấm không hoạt động hoàn toàn có thể được phát hiện và xử lý nhanh chóng nếu bạn biết cách kiểm tra đúng. Trong bài viết này, Thuận Phát sẽ hướng dẫn bạn 7 cách kiểm tra thang máy tại nhà đơn giản, dễ thực hiện nhưng vô cùng hiệu quả – giúp đảm bảo thang máy luôn vận hành an toàn và ổn định. Hãy cùng khám phá ngay!
1. Kiểm tra và xử lý khi nút bấm không hoạt động
Nguyên nhân dẫn đến nút bấm thang máy gia đình không hoạt động là gì?
Trong quá trình sử dụng lâu ngày, tình trạng nút bấm không hoạt động có thể dễ dàng xảy ra. Một số nguyên nhân khiến điều này xảy ra đó là:
- Sau thời gian dài sử dụng, bụi bẩn hoặc dị vật có thể bám vào nút bấm, làm giảm độ nhạy hoặc khiến nút bị kẹt.
- Dây dẫn từ bảng điều khiển đến nút bấm có thể bị lỏng hoặc đứt, làm mất tín hiệu điều khiển.
Cách xử lý khi nút bấm không hoạt động:
- Bạn nên ấn lại nút bấm khoảng 3-4 lần để kiểm tra xem có nút nào khác hoạt động không, nếu tất cả nút đều không bấm được, có thể là lỗi bảng điều khiển.
- Nếu chỉ một số nút bị liệt, hãy thử vệ sinh bằng khăn khô hoặc bông tẩm cồn để lau bụi bẩn bám trên bề mặt.
- Nếu nút bấm vẫn không nhạy, có thể cần thay thế nút bị hỏng.
Lưu ý: Không dùng vật sắc nhọn để cạy nút bấm vì có thể làm hỏng bảng mạch bên trong.
2. Kiểm tra và xử lý khi thang máy bị rung lắc
Nguyên nhân dẫn đến việc thang máy bị rung lắc là gì?
Thang máy bị rung lắc trong quá trình vận hành không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người sử dụng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng này:
- Hệ thống ray dẫn hướng bị mòn hoặc lắp đặt sai lệch: Nếu ray bị mòn, lệch hoặc không được căn chỉnh đúng kỹ thuật, thang máy có thể rung lắc khi vận hành.
- Cáp tải bị mòn hoặc căng không đều: Sau thời gian dài sử dụng, cáp tải có thể bị giãn hoặc mòn không đồng đều, gây mất cân bằng và làm cabin dao động khi di chuyển.
Cách xử lý khi thang máy bị rung lắc:
- Quan sát khi thang di chuyển, nếu cảm thấy rung lắc nhẹ, thử kiểm tra lại các tầng khác xem tình trạng có giống nhau không.
- Nếu chỉ rung lắc khi chở tải nặng, có thể do quá tải, hãy giảm số người hoặc hàng hóa.
Lưu ý: Nếu thang rung mạnh kèm tiếng động lạ, không nên sử dụng tiếp mà cần báo ngay cho đơn vị bảo trì thang máy để có thể đưa ra các giải pháp kịp thời, an toàn cho người sử dụng.
3. Kiểm tra và xử lý khi cửa thang máy bị kẹt
Nguyên nhân dẫn đến cửa thang máy bị kẹt là gì?
Khi thang máy phát ra tiếng rè rè mỗi khi đóng/mở cửa, thì đây có thể là dấu hiệu để bạn nhận biết cửa thang máy bị kẹt hoặc không được đóng kín. Vậy nguyên nhân từ đâu? Rất có thể ở các khe cửa mắc các vật cứng như kim loại, viên đá nhỏ hoặc bụi bẩn lâu ngày đóng cặn,… khiến bộ phận an toàn không thể đóng/mở cửa được.
Cách xử lý khi cửa thang máy bị kẹt:
- Kiểm tra xem có vật cản nào mắc vào rãnh trượt cửa hay không, nếu có thì hãy nhẹ nhàng loại bỏ chúng ra khỏi khe cửa.
- Dùng khăn mềm lau sạch bụi bẩn bám trên cảm biến cửa.
- Nếu cửa vẫn không mở, thử nhấn giữ nút “Mở cửa” trên bảng điều khiển trong vài giây.
Lưu ý: Nếu cửa không phản hồi dù không có vật cản, có thể cảm biến hoặc mạch điều khiển bị lỗi, cần gọi kỹ thuật viên bảo trì thang máy của Thuận Phát để được hỗ trợ kịp thời.
4. Kiểm tra và xử lý khi thang máy dừng lệch tầng
Nguyên nhân dẫn đến việc thang máy dừng lệch tầng là gì?
Thang máy dừng lệch tầng là một sự cố phổ biến, gây bất tiện và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người sử dụng. Một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến việc thang máy dừng lệch tầng đó là cảm biến tầng bị lỗi hoặc bụi bẩn: Nếu bị hư hỏng, bám bụi hoặc lắp đặt sai, thang máy có thể dừng sai vị trí.
Cách xử lý khi thang máy dừng lệch tầng:
- Quan sát xem lỗi này có xảy ra thường xuyên không hay chỉ ở một số tầng nhất định.
- Nếu lỗi không thường xuyên, thử tắt nguồn thang máy và khởi động lại sau 5 phút.
- Nếu thang dừng lệch tầng liên tục, có thể do cảm biến tầng bị bụi bẩn, hãy vệ sinh bằng khăn mềm.
Lưu ý: Nếu sau khi vệ sinh mà lỗi vẫn xảy ra, có thể là lỗi phần mềm hoặc cơ khí, cần liên hệ kỹ thuật viên.
5. Kiểm tra và xử lý khi quạt thông gió không hoạt động
Nguyên nhân dẫn đến quạt thông gió không hoạt động là gì?
Quạt thông gió không hoạt động có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là sự cố về nguồn điện như dây dẫn bị đứt, công tắc hỏng hoặc cầu chì bị cháy. Ngoài ra, động cơ quạt bị chập cháy, tụ điện khởi động hỏng hoặc cánh quạt bị bám bụi, kẹt trục quay cũng khiến quạt không thể vận hành. Một số quạt có cảm biến nhiệt sẽ tự ngắt khi quá tải, hoặc mạch điều khiển bị lỗi cũng làm quạt không nhận lệnh bật/tắt.
Cách xử lý khi quạt thông gió không hoạt động:
- Kiểm tra xem khi bật quạt có nghe thấy tiếng hoạt động không.
- Nếu quạt không chạy, thử kiểm tra cầu chì của hệ thống quạt (nếu có) và thay mới nếu bị cháy.
- Nếu quạt kêu to hoặc rung mạnh, có thể do lỏng ốc hoặc cánh quạt bám bụi, hãy dùng khăn lau sạch.
Lưu ý: Nếu quạt vẫn không hoạt động, có thể mô-tơ đã bị cháy và cần thay mới.
6. Kiểm tra và xử lý khi chuông báo động không kêu
Nguyên nhân dẫn đến chuông báo động không kêu là gì?
Chuông báo động không kêu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, ảnh hưởng đến khả năng cảnh báo an toàn. Nguyên nhân phổ biến nhất là hệ thống nguồn điện có vấn đề, chẳng hạn như mất điện, pin yếu hoặc dây kết nối bị đứt.
Ngoài ra, công tắc hoặc bảng điều khiển gặp lỗi, khiến tín hiệu không được truyền đến chuông. Một số trường hợp, còi báo động bị hỏng hoặc loa phát âm thanh bị cháy cũng làm chuông không hoạt động. Nếu hệ thống báo động có cảm biến, cảm biến lỗi hoặc không nhận diện được sự cố cũng có thể khiến chuông không kêu.
Cách xử lý khi chuông báo động không kêu:
- Nếu chuông không kêu, thử kiểm tra hộp điện trên nóc cabin để xem dây kết nối có bị lỏng không.
- Nếu thang máy có bộ lưu điện (UPS), hãy thử ngắt nguồn chính để xem hệ thống có tự động kích hoạt không.
Lưu ý: Nếu pin hoặc ắc quy dự phòng quá yếu, cần liên hệ với thay thế để đảm bảo an toàn.
7. Kiểm tra và xử lý khi đèn chiếu sáng bị chập chờn
Nguyên nhân gì dẫn đến việc đèn chiếu sáng bị chập chờn?
Đèn chiếu sáng trong thang máy bị chập chờn không chỉ gây khó chịu mà còn gây bất tiện trong quá trình sử dụng thang máy hàng ngày. Nguyên nhân của sự cố này có thể đến từ bóng đèn lỏng, dây điện hở, công tắc bị lỗi hoặc nguồn điện không ổn định.
Cách xử lý khi đèn chiếu sáng bị chập chờn:
- Hãy đảm bảo bóng đèn được lắp chặt vào đui đèn. Nếu bóng đèn cũ hoặc có dấu hiệu hư hỏng, hãy thay thế bằng bóng mới.
- Nếu một phần dải LED của bóng đèn bị hỏng, có thể cắt bỏ đoạn hỏng hoặc thay mới toàn bộ.
Lưu ý: Nếu sau khi thực hiện các bước trên mà đèn vẫn chập chờn, hoặc có dấu hiệu chập cháy, hãy gọi đội ngũ sửa chữa thang máy chuyên nghiệp để kiểm tra và sửa chữa để tránh nguy cơ cháy nổ.
Lời kết
Kiểm tra thang máy thường xuyên không chỉ giúp phát hiện sớm sự cố, đảm bảo an toàn cho người sử dụng mà còn kéo dài tuổi thọ thiết bị. Với 7 cách kiểm tra thang máy đơn giản tại nhà, bạn có thể chủ động phát hiện và xử lý những vấn đề nhỏ trước khi chúng trở thành sự cố nghiêm trọng. Đừng quên nếu phát hiện lỗi phức tạp hoặc thang máy có dấu hiệu bất thường mà bạn không thể tự xử lý, hãy liên hệ ngay với đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp của đơn vị lắp đặt và thi công thang máy để được kiểm tra và bảo trì kịp thời. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với Thuận Phát qua hotline: 0939.612.555 để được hỗ trợ bảo trì thang máy nhanh chóng.