Những bộ phận thang máy cần được kiểm tra thường xuyên khi sử dụng

Ngày đăng: 28/04/2021 - 2099 lượt xem

Ngày nay, việc lắp đặt hệ thống thang máy trong nhiều công trình xây dựng giúp việc di chuyển của con người trở nên thuận tiện, an toàn hơn rất nhiều. Nhằm kéo dài tuổi thọ của hệ thống thang máy, việc tuân thủ thời gian bảo dưỡng, kiểm tra thiết bị thường xuyên là điều rất cần thiết. Dưới đây là những bộ phận thang máy cần được kiểm tra trong suốt quá trình sử dụng thang máy nói chung và thang máy gia đình nói riêng mà bạn cần biết.

Những thiết bị thang máy bạn cần kiểm tra thường xuyên

Trong quá trình sử dụng, vận hành thang máy, bạn cần tiến hành kiểm tra thường xuyên các bộ phận dưới đây để đảm bảo thang máy luôn hoạt động an toàn.

Bộ phận thang máy cần kiểm tra thường xuyên

Chú ý bộ phận nguồn điện của hệ thống cứu hộ tự động trong thang máy

Trong các hệ thống thang máy luôn được trang bị sẵn nguồn điện cứu hộ tự động dự phòng như ắc quy hoặc UPS. Việc lắp đặt thêm nguồn điện dự phòng có tác dụng hỗ trợ đưa cabin thang máy về với tầng gần nhất, mở cửa cho người bên trong có thể ra ngoài khi gặp sự cố mất điện đột xuất.

Tuy nhiên, nguồn điện cứu hộ tự động chỉ là nguồn dự phòng, không hoạt động thường xuyên và dễ gặp vấn đề trong suốt thời gian dài không sử dụng. Do đó, trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng thang máy bạn cần kiểm tra đến hệ thống nguồn điện này.

Kiểm tra thang máy thường xuyên để đảm bảo an toàn

Bởi lẽ, việc kiểm tra thường xuyên giúp bạn biết được nguồn điện còn hoạt động tốt hay không. Trên cơ sở đó, đội ngũ kỹ thuật viên sẽ đưa ra các phương án xử lý kịp thời khi nguồn điện dự phòng có sự cố. Đảm bảo thang luôn kích hoạt tính năng cứu hộ khi xảy ra hiện tượng mất điện đột xuất.

Kiểm tra bộ phận chiếu sáng cabin của thang máy

Bộ phận đèn điện chiếu sáng trong cabin thang máy có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, an toàn của thang máy. Chính vì thế, đây cũng là bộ phận cần được kiểm tra định kỳ khi bảo dưỡng hệ thống thang máy.

Thông thường thiết bị đèn trong thang máy thường làm từ đèn Led và đèn tuýp, tùy thuộc vào loại thang máy sẽ sử dụng hệ thống chiếu sáng khác nhau. Bạn nên tìm hiểu và lựa chọn phụ kiện bóng đèn phù hợp trong quá trình thay thế khi bóng có sự cố.

Thường xuyên kiểm tra chất lượng ánh sáng trong thang máy vừa giúp thang hoạt động tốt, đảm bảo sự an toàn cho mọi người dùng.

Bộ phận cảm biến an toàn cửa thang máy

Bộ phận cảm biến đó là mành hồng ngoại thường được lắp đặt ở cửa thang. Hệ thống cảm biến có tác dụng giữ an toàn cho người sử dụng khi phát hiện có vật cản trong quá trình thang máy đóng mở cửa.

Thiết bị cảm biến đóng vai trò quan trọng, song đây cũng là bộ phận thường xuyên xảy ra sự cố. Vậy nên, khi kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị bạn cũng cần chú trọng đến bộ phận cảm biến này.

Kiểm tra thiết bị thường xuyên đảm bảo an toàn khi sử dụng

Mời bạn tham khảo: Dịch vụ bảo trì thang máy uy tín Thuận Phát

Chuông báo khẩn cấp trong thang máy

Đây là bộ phận có tác dụng báo hiệu khi thang gặp sự cố giúp cho nhân viên có thể dễ dàng biết và ứng cứu kịp thời. Để đảm bảo an toàn cho mọi người dùng, trong vấn đề chuông báo khẩn cấp phải được đảm bảo luôn trong trạng thái hoạt động. Và đây cũng là một trong số những bộ phận không thể bỏ qua khi bạn bảo trì, bảo dưỡng thang máy.

Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận thang máy quy chuẩn

Công đoạn bảo dưỡng, kiểm tra tình trạng hoạt động của thang máy sẽ được tiến hành theo quy trình, tuân thủ theo các bước như sau:

Kiểm tra thiết bị thang máy định kỳ

Những thông tin hữu ích cho người dùng:

Những lưu ý để an toàn trong quá trình vận hành thang máy mà bạn cần biết

Những chức năng bảo vệ của thang máy chở khách mà bạn cần biết

Bước 1: Đánh giá sơ bộ, tổng quan về thang máy

Việc đánh giá sơ bộ tổng quan của thang, cũng như việc tiếp nhận thêm các ý kiến phản hồi từ phía khách hàng là cơ sở, căn cứ để các kỹ thuật viên bắt đầu triển khai công việc của mình. Đồng thời, các kỹ thuật viên sẽ chủ động dùng thử thang để có được các trải nghiệm thực tế trong quá trình đánh giá về tình trạng của thang đó.

Bước 2: Kiểm tra khu vực phòng máy

Việc kiểm tra khu vực phòng máy với các thiết bị, đặc biệt là tủ điện, hệ thống chuông cảnh báo,….có còn đảm bảo an toàn trong quá trình thiết bị vận hành hay không. Nếu quá trình kiểm tra phát hiện các sự cố, lỗi thì nhân viên sẽ chủ động liên hệ bạn để đưa ra phương án thay thế, bảo trì tốt nhất.

Bảo dưỡng thang máy định kỳ

Bước 3: Tiến hành kiểm tra cabin trong thang máy

Đối với việc kiểm tra cabin, các kỹ thuật viên sẽ chủ động bước vào, cho cabin vận hành để đánh giá chất lượng của cabin trong suốt thời gian hoạt động.

Bước 4: Kiểm tra khu vực hố thang

Hố thang là bộ phận quan trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động của thang máy. Do đó, các bộ phận, thiết bị trong hố thang cần phải được tiến hành kiểm tra kỹ từ vận tốc đến công tắc điện,….đảm bảo chính xác được tình trạng hiện tại của hệ thống thang máy.

Bước 5: Kiểm tra hố pit thang máy

Hố pit thang phải luôn trong tình trạng thông thoáng, không bị ẩm. Hoạt động kiểm tra hố pit giúp dọn sạch bề mặt, đưa ra các phương án khắc phục sự cố nếu xảy ra giúp bảo vệ các động cơ luôn được an toàn, vận hành tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin về hệ thống các thiết bị cần được kiểm tra thường xuyên khi sử dụng thang máy. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích để việc vận hành thang luôn an toàn và hiệu quả nhất.

TIN TỨC LIên quan

Với đội ngũ kỹ sư kinh nghiệm trên 10 năm đã thực hiện hàng trăm công trình lớn nhỏ trên cả nước Thuận Phát cam kết mang lại chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Gọi ngay để được tư vấn miễn phí

0939.612.555